Chứng quyền và những điểm lưu ý

 Bạn chưa biết rủi ro chứng quyền là mất vốn? vậy hãy đọc kỹ bài sau đây

Có khoảng 20 cổ phiếu trên sàn có chứng quyền riêng của nó. Khi cổ phiếu tăng/giảm 5% thì chứng quyền của nó sẽ tăng/giảm 15-20% (thường gấp 3-4 lần). Do đó đầu tư chứng quyền rủi ro cao lợi nhuận cao, quan trọng bạn có nắm được 5 điểm sau đây không:



Thứ nhất, Xác định được động lực để mã cổ phiếu cơ sở tăng trong ngắn và trung hạn:

Nhiều nhà đầu tư mua bán chứng quyền mà không hiểu rõ mã cơ sở, điều này dẫn tới kẹp hàng và chôn vốn. Do đó, góc độ là nhà đầu tư chuyên nghiệp, người ta sẽ xác định triển vọng gì của cổ phiếu để nó tăng và sau đó mới nghĩ tới việc mua chứng quyền.



Thứ 2, Xu hướng thị trường phải uptrend:

Chứng quyền sẽ lãi rất khủng trong uptrend từ 50-500% nhưng nếu thị trường vào downtrend bạn phải bán sớm chứng quyền vì nó tăng sao sẽ giảm như vậy. Do đó xu hướng thị trường rất quan trọng.



Thứ 3, Giá hòa vốn, giá thực hiện và thời gian đáo hạn:

Nguyên tắc khi chọn chứng quyền là giá hòa vốn phải thật thấp và đáo hạn càng xa càng tốt.

Nếu giá hòa vốn quá cao (>10 giá) thì ai nắm đáo hạn người đó sẽ bị lỗ thậm chí mất vốn.

Nếu đáo hạn quá ngắn (<1 tháng) thì khi thị trường sideway đi ngang, chứng quyền sẽ đáo hạn ngay mà chưa kịp tăng.

Do đó, mốc lý tưởng cho 2 yếu tố này là giá hòa vốn cao hơn giá cổ phiếu từ 1-5 giá và đáo hạn từ (3-6 tháng)


Giá thực hiện: Hiện tại nhiều chứng quyền bị đầu cơ đẩy giá hòa vốn cao kéo theo giá thực hiện cũng cao theo. Nhưng bạn phải lưu ý rằng, khi đáo hạn nếu giá cổ phiếu dưới giá thực hiện thì bạn sẽ bị mất vốn hoàn toàn. Trường hợp này thường xảy ra khi giá cổ phiếu giảm liên tục như VNM hay giá chứng quyền bị đầu cơ tăng mạnh trong khi cổ phiếu không tăng theo. Do đó bạn cần hết sức cẩn thận khi chọn chứng quyền.



Thứ 4, Thanh khoản chứng quyền không cao:

Nếu bạn có vốn từ 10-500 triệu và chấp nhận rủi ro cao lợi nhuận cao thì chứng quyền không thể hoàn hảo hơn. Tuy nhiên với số vốn >1 tỷ thì cần cân nhắc khi mua vì chứng quyền sẽ khó bán đặc biệt khi thị trường giảm



Thứ 5, Tổ chức phát hành chứng quyền:

Ưu tiên theo thứ tự là SSI, VND, MBS,... và hạn chế mua chứng quyền của KIS. Vì đội tạo lập của KIS không đáng tin cậy và phát hành chứng quyền giá hòa vốn thường rất cao do đó sẽ dễ gây thua lỗ


Trên đây là 5 điểm lưu ý khi đầu tư chứng quyền hay còn gọi là cw, để tìm hiểu thêm về cách đầu tư chứng quyền hiệu quả, hãy liên hệ cho tôi ngay để được tư vấn cụ thể hơn


Stoxbox tổng hợp

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn