Break oF Structure (BOS)
1. Ý tưởng giao dịch
Đây là chỉ báo kỹ thuật đưa ra tín hiệu mua - bán thông qua việc đo lường biến động giá trong khung thời gian trung bình 20 phiên (Dựa theo nguyên tắc giao dịch trong cuốn Turtle Trading)
Việc giá cổ phiếu sẽ giao động trong 1 biên độ và diễn biến phá vỡ mô hình ngắn hạn cho thấy lực cầu đang vào trở lại bởi các sự kiện:
- Khối lượng mua/bán chủ động lớn
- Tin tức vĩ mô/ngành hỗ trợ cho doanh nghiệp
- Kết quả kinh doanh quý hoặc năm được công bố
- Thông tin mua/bán của ban lãnh đạo
- …..
Các thông tin tác động tới giá cổ phiếu và tạo những điểm phá vỡ cấu trúc break và chỉ báo sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng mới (tăng/giảm sắp tới).
2. Phần cài đặt chỉ báo
- Structure Break (Cấu trúc giá)
- Đường xu hướng: EMA 20 và 50
- Sức mạnh giá: Dựa trên diễn biến giá, đường EMA và WRSI
3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống
- Khi giá Break khỏi 1 cấu trúc giá
> Tín hiệu Mua (màu xanh)
> Tín hiệu Bán (màu đỏ)
- Đường xu hướng: Đường trung bình động 20 và 50 phiên
> EMA20 và 50 hướng lên thể hiện cổ phiếu ở xu hướng tăng
> EMA20 và 50 hướng xuống thể hiện cổ phiếu ở xu hướng giảm
- Sức mạnh giá:
- Giá dừng lỗ: Khi báo bán hoặc khi chạm ngưỡng Stoploss
> Điểm số từ 4 - 5: Xu hướng tăng mạnh
> Điểm số từ 2 - 3: Cổ phiếu có xu hướng không mạnh
> Điểm số < 2: Xu hướng yếu
4. Cách giao dịch
- Vị thế: Chỉ tham gia khi có tín hiệu với tỷ trọng 1 mã 10-20%NAV
- Giá trị giao dịch: Ưu tiên các mã có giá trị giao dịch từ 20 tỷ/phiên (tránh việc giá bị ảnh hưởng bởi thanh khoản bên ngoài - khó phản ánh cung cầu thật)
- Cấu trúc giá Break báo điểm mua
- Giá đóng cửa trên đường Xu hướng và EMA 20
- Sức mạnh giá đạt 4-5 điểm
5. Hiển thị Thông tin
- Định giá CTCK: Xác định giá trung bình của các công ty chứng khoán trong 12 tháng sắp tới.
- Profit_loss và GTGD: Tính toán lợi nhuận/lỗ và giá trị giao dịch dựa trên giá đóng cửa và giá mua.
- Bảng hiển thị: Hệ thống tạo ra một bảng hiển thị thông tin về lợi nhuận/lỗ và giá trị giao dịch (GTGD) trên biểu đồ, ở góc phải dưới cùng của màn hình.
6. Một số chia sẻ cá nhân
Bản thân cũng đang áp dụng phương pháp này trong giao dịch chứng khoán; cũng đã từng nghiên cứu nhiều chỉ báo đơn giản có, phức tạp có nhưng cảm thấy thực sự không phù hợp và khó để nắm bắt.
Vì thế, bản thân cũng đã xây dựng mô hình một cách đơn giản nhất có thể nhằm giúp nhà đầu tư không chuyên có thể hiểu và xác định được vị thế nhằm tránh hành động không nhất quán cũng như có thể lý giải được tại sao tín hiệu Mua/Bán lại xuất hiện vì nếu không hiểu thì niềm tin và mức độ hành động sẽ không quyết liệt.
Chỉ báo này không phải là “Chén thánh” trong đầu tư - và bản thân luôn nói với khách hàng như vậy. Mọi chỉ báo mang tính “tương đối” có sai (cắt lỗ) nhằm tối thiểu hóa rủi ro khi diễn biến xấu xảy ra; có đúng nhằm duy trì lợi nhuận trong xu hướng tăng bởi yếu tố cảm xúc luôn được loại ra.
Thị trường chứng khoán mỗi năm là xu hướng mới, nhà đầu tư mới tham gia, cho đến các yếu tố vĩ mô, tài chính của doanh nghiệp thay đổi. Vì thế hy vọng với hệ thống đơn giản này có thể giúp nhà đầu tư ngắn hạn có thể kiểm soát được rủi ro; lợi nhuận và nhất là cảm xúc khi đầu tư.
Stoxbox