{tocify} $title = {Nội dung bài viết}
I. Bảng chỉ báo sức mạnh cổ phiếu là gì?
Được tính toán dựa trên các chỉ báo thông dụng và được cài đặt theo thông số mặc định bao gồm: RSI, Stochastic, Stochastic RSI, CCI, Bull Bear Power, MA, Bollinger Bands, Supertrend, VWAP Bands, Linear Regression (hồi quy tuyến tính), Market Structure (Cấu trúc thị trường).
Từ đó tổng hợp để đánh giá tổng thể các chỉ báo nhằm đưa ra góc nhìn tổng thể xu hướng tăng.
Note: Stoxbox xin phép giải thích cấu trúc bảng chỉ báo ở phía cuối cho nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm.
II. Thông số hiển thị
Có 5 thông số chính biểu hiện sức mạnh giá: Giảm mạnh; Giảm, Trung lập, Tăng, Tăng mạnh.
Khi các chỉ báo cùng đồng thuận xu hướng tăng/giảm thì mũi tiên sẽ biểu hiện vào vùng tương ứng tăng/giảm.
Khi các chỉ báo có sự đối nghịch thì đây là vùng trung lập chưa nghiêng về xu hướng tăng hoặc giảm lại.
Với sự tổng hợp các chỉ báo thông dụng, phần nào sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan và tổng thể hơn trên đồ thị mà không cần phải chèn nhiều chỉ báo để theo dõi.
Ngoài ra, việc thể hiện xu hướng cổ phiếu cũng phần nào giúp nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn và kiểm soát được tâm lý mua/bán khi tránh việc mua trong xu hướng giảm và bán trong xu hướng cổ phiếu đang tăng.
Tham khảo chỉ báo tại đây
Cài đặt hãy nhắn cho Stoxbox Zalo 0394.194.892 nhé!
Chúc bạn giao dịch hiệu quả!
Mọi thông tin liên hệ có thể nhắn cho tôi theo thông tin trên Website.
Stoxbox
==========================================================
Giải thích thêm về các chỉ báo tổng hợp nên bảng chỉ báo sức mạnh cổ phiếu:
1. RSI
Chỉ báo động lượng xác định diễn biến của cổ phiếu. Là chỉ báo dao động từ 0 đến 100 mà ở đó vùng dưới 30 là quá bán và dao động trên 70 là quá mua
RSI được tính theo các khung độ dài:
- 0 < RSI < 30: Vùng quá bán
- RSI > 30: Vùng không có xu hướng
- RSI > 50: Vùng bắt đầu xu hướng tăng
- RSI > 70: Vùng quá mua
2. Stochastic
Là chỉ báo xung lượng, giúp xác định vùng quá mua và quá bán bao gồm đường %K và %D (SMA3 của %K); đường biên mặc định là 20 (biên dưới) và 80 (đường biên trên).
Nếu Stochastic nằm dưới vùng 20, hành động giá đang trong trạng thái quá bán.
Nếu Stochastic nằm trên vùng 80, thị trường đang trong trạng thái quá mua.
Stochastic được phân chia như sau:
- 0 < Stochastic < 20: Vùng quá bán
- Stochastic > 20: Vùng không có xu hướng
- Stochastic > 50: Vùng bắt đầu xu hướng tăng
- Stochastic > 80: Vùng quá mua
3. Stochastic RSI
Viết tắt là StochRSI là chỉ báo động lượng đo lường RSI so với mức cao - thấp trong 1 khoảng thời gian; dựa vào công thức tính Stochastic vào những giá trị RSI và khoảng giao động cũng từ 20-80 (khá tương đồng với chỉ báo Stochastic phía trên).
Phân loại StochRSI:
- 0 < StochRSI < 20: Vùng quá bán
- StochRSI > 20: Vùng không có xu hướng
- StochRSI > 50: Vùng bắt đầu xu hướng tăng
- StochRSI > 80: Vùng quá mua
4. Commodity Channel Index (CCI)
Đo lường biến động giá trên thị trường và xác định vùng quá mua (CCI < -100) và quá bán (CCI > 100) và sử dụng để đánh giá sức mạnh xu hướng.
- CCI > 100: thị trường tăng mạnh, tạo ra vùng quá mua khả năng giá sẽ điều chỉnh
- CCI >= 0: thị trường duy trì xu hướng tăng
- CCI < 0: Thị trường duy trì xu hướng giảm
- CCI < -100: Thị trường giảm mạnh và tạo ra vùng quá bán; khả năng kết thúc điều chỉnh
5. Bull Bear Power
Chỉ số sức mạnh giá lên và giá xuống, là công cụ xác định xu hướng trên thị trường. nếu Bull Power chiếm ưu thế thì thị trường có thể tăng và đường trung bình động sẽ có xu hướng tăng. Được tính toán bằng High + Low - 2 * MA(Close,13).
- BBP > 0: Bên mua đang chiếm ưu thế
- BBP < 0: Bên bán đang chiếm ưu thế
6. Moving Average (MA)
Đường trung bình động của 20 ngày.
- Giá đóng cửa trên MA20: Xu hướng tăng
- Giá đóng cửa dưới MA20: Xu hướng giảm
7. Bollinger Bands
Dải Bollinger Band tính toán từ trung bình 20 ngày và +/- 2 lần độ lệch chuẩn 20 ngày.
- Giá đóng cửa > Dải Bollinger Bands trên: xu hướng giá bứt phá mạnh
- Giá đóng cửa < Dải Bollinger Bands dưới: xu hướng điều chỉnh
8. Supertrend
Sử dụng các yếu tố như giá cả, ATR và xu hướng hiện tại để xác định xu hướng chỉnh của thị trường và các điểm đảo chiều tiềm năng.
- Giá đóng cửa vượt đường xu hướng: Giá vào xu hướng tích cực, vào vùng giá tăng.
- Giá đóng cửa cắt xuống đường xu hướng: Giá vào vùng điều chỉnh và chưa vào xu hướng tăng trở lại.
9. VWAP Bands
Giá trung bình theo trọng số khối lượng cộng thêm độ rộng của dải theo độ lệch chuẩn là 2 (Bands). VWAP được sử dụng để tính giá trung bình của 1 cổ phiếu trong 1 khoảng thời gian.
- Giá đóng cửa > VWAP Band trên: xu hướng mạnh
- Giá đóng cửa < VWAP Band dưới: Giá thấp hơn trung bình có trọng số, xu hướng giảm
10. Linear Regression
Hàm hồi quy tuyến tính xác định hệ số tương quan giá đóng cửa nhân với số ngày (20 ngày) khoảng giá trị -1 đến 1. Sau đó nhân với 50 và + thêm 50 để chuẩn hóa khoảng từ 0-100.
- Giá trị 100: Chỉ số và giá trị có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều mạnh mẽ
- Giá trị gần 50: Không có mối quan hệ tuyến tính giữa giá và khối lượng
- Giá trị gần 0: Giá và khối lượng có mối quan hệ tuyến tính ngược chiều
11. Market Structure
Được thiết kế để xác định cấu trúc thị trường; cụ thể là các mức đỉnh (pivot high) và đáy (pivot low); cũng như xác định xu hướng tăng (bull) hoặc giảm (bear) dựa trên giá đóng cửa hiện tại.
- Tăng (Bull): khi giá đóng cửa lớn hơn giá trị đỉnh (pivot high)
- Giảm (Bear): khi giá đóng cửa nhỏ hơn giá trị đáy (pivot low)
Tags:
Trading