{tocify} $title = {Nội dung bài viết}
I. Ngành Nước: Động lực tăng trưởng
1. Động lực tăng trưởng chính
Công bố giá xử lý nước thải (dự kiến tháng 7/2024)
Giá nước ở Bình Dương sẽ tăng trong 5 năm tới (dự kiến từ năm 2025)
2. Rủi ro chính
Việc tăng giá nước sinh hoạt ở Bình Dương được triển khai chậm hơn dự báo của thị trường (2024)
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở Bình Dương và các tỉnh lân cận chậm lại
3. Xu hướng ngành
Sự hợp nhất các doanh nghiệp (M&A)
Tăng trưởng tự nhiên dài hạn nhờ đô thị hóa và nhu cầu công nghiệp ngày càng tăng
II. Cổ phiếu đáng chú ý
1. Tóm tắt công suất của BWE
- Công suất cấp nước: 600.000 m3/ngày tại 9 nhà máy nước
- Mạng lưới phân phối nước: 6.625 km
- Xử lý chất thải: 2.500 tấn/ngày
- Xứ lý rác thải công nghiệp: 500 tấn/ngày
- Xử lý chất thải nguy hại: 50 tấn/ngày
- Xử lý nước thải: 90.000 m3/ngày
- Phát điện từ rác thải: Công suất 5MW
2. Kế hoạch tăng công suất xử lý nước sinh hoạt
BWE đang có kế hoạch phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu để mở rộng công suất Nhà máy nước Nhị Thành (Long An) lên 120.000 m3/ngày (từ 60.000 m3/ngày) từ đầu năm 2025. Lãi suất trái phiếu dự kiến dưới 8%. Công ty dự kiến hoàn thành các thủ tục giấy tờ trong 4 tháng. Nhờ được ADB đánh giá xếp hạng tín dụng tốt, BWE dự kiến được hưởng mức chi phí huy động vốn thấp cho kế hoạch mở rộng nhà máy. Trong dài hạn, BWE dự kiến nâng công suất nhà máy này lên 300.000 m3/ngày.
Ngoài ra, Công ty cũng dự kiến nâng công suất Nhà máy nước Chơn Thành lên 60.000 m3/ngày (từ mức 30.000 m3/ngày). Chính quyền tỉnh Bình Phước đã mời BWE đầu tư xây dựng nhà máy nước với công suất 100.000 m3/ngày
3. Tăng giá nước sạch ở Bình Dương
BWE dự kiến sẽ được phê duyệt kế hoạch tăng giá nước vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025, với mức tăng giá dự kiến là 3-5%/năm trong 5 năm tới. Do ngành này được quản lý chặt chẽ, các công ty cấp nước ở mỗi tỉnh phải đưa ra mức chi phí sản xuất dựa trên các yếu tố khác nhau để xin phê duyệt mức tăng giá và giá bán phù hợp. Điều này có nghĩa các công ty cấp nước sẽ ghi nhận lợi nhuận cố định trên mỗi mét khối nước sạch.
Chi phí sản xuất/m3 = (chi phí nguyên vật liệu + chi phí nhân công + chi phí bán hàng & quản lý + chi phí tài chính + chi phí an toàn – khoản giảm trừ doanh thu) / sản lượng tiêu thụ
4. Kế hoạch M&A
Do Chính phủ đang dần triển khai kế hoạch IPO và thoái vốn khỏi các công ty cấp nước cấp tỉnh, BWE đã mua một số lượng cổ phần đáng kể từ các công ty này, chẳng hạn như 38% cổ phần của Công ty Cấp nước Vĩnh Long, 48% của Công ty Cấp nước Cần Thơ, 30% của Công ty Cấp nước Đồng Nai, 40% ở Công ty Cấp nước Quảng Bình. Một trong những yêu cầu của BWE khi thực hiện M&A là giữ ít nhất 1 ghế trong HĐQT.
BWE đang tìm cơ hội đầu tư mạnh hơn nữa vào ngành cấp nước tại Việt Nam, như dự án nước Xa lộ Long Thành, có thể cung cấp 600.000 m3/ngày trong 20 năm tới cho 4 cụm đô thị gần Sân bay Quốc tế Long Thành và 10 nghìn ha đất KCN, chủ yếu ở huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai, cạnh sân bay quốc tế Long Thành) và huyện Long Thành (cũng thuộc tỉnh Đồng Nai). Công ty cũng có kế hoạch đầu tư vào Nhà máy nước Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang.
5. Khuyến nghị
BWE có tiềm năng tăng giá tốt trong nhóm ngành Nước và với sự tăng trưởng ổn định trong 5 năm tới với sự đô thị hóa và dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất. Do đó, lợi nhuận của BWE sẽ duy trì tăng trưởng ít nhất trong vòng 5 năm tới và sẽ là cổ phiếu ổn định và tăng trưởng trong ngành.
Chúc Quý nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!