Nền kinh tế Việt Nam sẽ thế nào sau "cú sốc" GDP quý I.2023?

 Nội dung chính:

I. GDP quý I của Việt Nam so với dự báo

II. Xuất/ nhập khẩu phản ánh điều gì?

III. Việt Nam ở chu kỳ nào trong năm 2023

========================================

I. GDP quý I của Việt Nam so với dự báo

Nikkei Asia cho rằng sụt giảm đơn hàng của các nhà máy sản xuất đánh dấu sự đảo chiều trong tăng trưởng của Việt Nam - nền kinh tế từng phục hồi nhanh nhất Châu Á.

Sau khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng vọt mang lại lợi thế cho nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng trên, đơn hàng từ nước ngoài sụt giảm mạnh, khiến cho các công ty phải tìm khách hàng trong nước để thế chỗ cho đơn hàng nước ngoài vốn là những khách hàng lâu năm.

Theo số liệu thống kê quý 1, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 3,32% khiến nhiều chuyên gia bất ngờ, Mức này thấp hơn nhiều so với dự báo của nhiều tổ chức và đánh dấu sự đảo chiều trong tăng trưởng quốc gia từng được đánh giá là mạnh nhất Châu Á thời gian gần đây.

Mức tăng thấp trong quý I đã khiến nhiều chuyên gia dự báo hạ tăng trưởng GDP Việt Nam, bên cạnh đó những rủi ro như khó khăn của thị trường bất động sản và lo ngại suy thoái ảnh hưởng đến các đơn hàng của các nhà máy trong các lĩnh vực điện tư, may mặc, bất động sản khu công nghiệp.

Oxford Economics dự báo GDP Việt Nam chỉ tăng 4,2% trong năm 2023; giảm gần một nửa so với mức tăng 8% của năm ngoái. 

II. Xuất/ nhập khẩu phản ánh điều gì?

Nhập khẩu giảm là chỉ báo đặc biệt cho thấy những điều diễn ra sau đó sẽ xấu hơn khi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu cho hàng xuất khẩu.

Lĩnh vực xuất khẩu sụt giảm 12% mức giảm thể hiện ở tất cả các mặt hàng chủ lực như điện thoại và các thiết bị điện tử khác, quần áo, giày dép, sản phẩm gỗ. Điều này cho thấy các nhà sản xuất không quá lạc quan về sự phục hồi trong ngắn hạn của nhu cầu toàn cầu.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Dù vậy việc Trung Quốc chấm dứt các biện pháp phòng dịch chưa mang lại lợi ích rõ nét cho lĩnh vực xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu qua Nga còn giảm sâu hơn; 2 tháng đầu năm giảm 60% so với cùng kỳ.

III. Việt Nam ở chu kỳ nào trong năm 2023?

Vì thế nền kinh thế Việt Nam sẽ kỳ vọng đang trong chu kỳ suy thoái nhẹ và yếu đi từ quý II.2023. Tuy nhiên đây chỉ là cuộc suy thoái theo chu kỳ và sẽ hồi phục nhanh, nhất là khi chính phủ ban hành hỗ trợ cho nền kinh tế như:

(1) Giảm lãi suất điều hành

(2) Ban hành nghị định hỗ trợ Bất động sản

(3) Kéo dài thời hạn thuế giá trị gia tăng từ tháng 7

>>> Kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ quay lại đà hồi phục từ quý 4.2023

Stoxbox

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn