Kinh tế học và giao dịch hành vi

{tocify} $title = {Nội dung bài viết}

1. Đánh giá của Eckhardt

Eckhardt gán thiên kiến của con người với xu hướng thua lỗ của phần lớn những người tham gia thị trường. Như Eckhardt giải thích:

“Có một xu hướng chung cố định là dòng vốn chảy từ số nhiều sang số ít. Về dài hạn, số đông người tham gia sẽ thua lỗ. Hàm ý đối với các nhà giao dịch là để giành chiến thắng, bạn phải hành động như một nhóm thiểu số. Nếu mang những thói quen và xu hướng bình thường vào giao dịch, bạn sẽ bị thu hút về phía số đông và luôn thua cuộc”

Quan sát của Eckhardt rất tương đồng với phát hiện của các nhà kinh tế học hành vi. Cụ thể, nghiên cứu của họ chứng minh rằng con người vốn dĩ thường đưa ra quyết định đầu tư không hợp lý.

2. Thí nghiệm của Daniel Kahneman và Amos Tversky

Ví dụ trong một thí nghiệm cổ điển được thực hiện bởi Daniel Kahneman và Amos Tversky, những người tiên phong trong lĩnh vực lý thuyết khách hàng tiềm năng, đối tượng tham gia được đưa cho một lựa chọn giả định:
  1. Chắc chắn có được 3.000 đô
  2. 80% cơ hội có được 4.000 đô và 20% cơ hội không nhận được gì
Đa số đối tượng thích 3.000 đô chắc chắn (phương án 1), mặc dù phương án 2 cho phần nhận được cao hơn (0,8 x 4.000 + 0,2 x 0 = 3.200 đô)

Sau đó, 2 nhà nghiên cứu lật lại câu hỏi và cho mọi người lựa chọn
  1. Khoản lỗ chắc chắn 3.000 đô
  2. 80% khả năng mất 4.000 đô và 20% khả năng không mất gì
Đa số chọn đánh cược ở phương án số 2; mặc dù tính toán thì mức lỗ dự kiến nếu chọn phương án 2 là 3.200 đô la (cao hơn phương án 1).

3. Nhìn nhận lại hành vi giao dịch

Trong cả 2 trường hợp, mọi người đưa ra những lựa chọn không hợp lý vì họ đã chọn giải pháp thay thế có lợi tức kỳ vọng nhỏ hơn hoặc tổn thất kỳ vọng lớn hơn. Tại sao? Bởi vì thử nghiệm phản ánh một điểm bất thường trong hành vi của con người liên quan tới rủi ro và lợi ích.

Mọi người sợ rủi ro khi đạt được lợi nhuận, nhưng lại chấp nhận rủi ro khi tránh thua lỗ. Điều kỳ quặc về hành vi này có thể nhận thấy ở rất nhiều giao dịch vì nó giải thích vì sao mọi người có xu hướng, để lỗ tăng nhưng lại cắt lãi.

Vì vậy lời khuyên “giữ lãi cắt lỗ” thực chất chính xác là những gì trái ngược với những gì số đông thường làm.

4. Thế tiến thoái lưỡng nan của nhà giao dịch

Đây là một tình huống tiến thoái lưỡng nan phổ biến mà hầu hết các nhà giao dịch đều phải đối mặt vào lúc này hay lúc khác: Bạn có một vị thế đang đi ngược lại với dự báo của bạn; nhưng bạn vẫn tin tưởng vào giao dịch đó. Một mặt bạn không muốn khoản lỗ trên vị thế đó trở nên tồi tệ hơn; nhưng mặt khác, bạn lo ngại rằng ngay khi bạn thoát ra, thị trường sẽ đảo chiều và vị thế đã bán tăng trở lại.

Xung đột này có thể khiến các nhà giao dịch rơi vào trạng thái đóng băng và không làm gì cả trong khi khoản lỗ của họ tăng lên. Steven Cohen đưa ra 1 số lời khuyên hữu ích về cách xử lý tình huống này. “Nếu thị trường đang đi ngược lại dự báo của bạn và bạn không biết tại sao, hãy giảm quy mô xuống 1 nửa. Bạn luôn có thể tăng quy mô trở lại. Nếu bạn làm như vậy 2 lần, bạn giảm được ¾ quy mô vị thế của mình. Khi đó những gì còn lại không còn là vấn đề lớn nữa”.

Cắt lỗ một phần dễ dàng hơn nhiều so với việc thanh lý toàn bộ vị thế và đây cũng là hướng hành động thay vì trì hoãn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch sẽ chống lại ý tưởng bán 1 phần. Vì sao vậy? Bởi vì việc bán một phần đồng nghĩa với việc bạn sẽ sai. Nếu thị trường đảo chiều thì đáng lẽ bạn không nên bán ra và nếu thị trường tiếp tục biến động theo hướng không ủng hộ bạn thì lẽ ra bạn nên thanh lý toàn bộ vị thế trước đó. Bất kể điều gì xảy ra, bạn cũng sẽ sai 1 phần. Yêu cầu phải đúng 100% là trở ngại khiến nhiều nhà giao dịch đắn đo trước quyết định thanh lý một phần.

Thật không may, với cố gắng đúng 100%, nhiều nhà giao dịch cuối cùng lại sai hoàn toàn. Lần tới khi bạn chưa quyết định được giữa việc thanh lý một vị thế thua lỗ hay cắn răng tiếp tục nắm giữ, hãy nhớ rằng có một sự lựa chọn khả thi thứ ba: thanh lý một phần - một giải pháp thay thế như Cohen chỉ ra, có thể được sử dụng nhiều lần trên cùng 1 vị thế.

Stoxbox

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn