Khủng hoảng thanh khoản là cái đinh trong quá trình tăng lãi suất của FED

Khủng hoảng thanh khoản là cái đinh trong quá trình tăng lãi suất của FED

Khi các bank bị Bank run tức người gửi tiền ra khỏi ngân hàng làm cho Tiền gửi giảm -> khi tiền gửi giảm thì rủi ro mất cân đối tỷ lệ và không đáp ứng thanh khoản cho người gửi tiền

-> Dẫn tới ngân hàng mất thanh khoản và sụp đổ

Vậy FED có lo lắng không? Ừ thì cũng có bởi mới bơm thanh khoản đó nhưng không quá quan ngại cho hệ thống.

Vì sao?

Tiền rút ra thì người gửi tiền sẽ tìm công cụ đầu tư khác hoặc gửi vào Bank khác, bên Mỹ thì gửi vào MMF (Money Market Fund - công cụ đầu tư an toàn vào tài sản ngắn hạn rủi ro thấp như giấy nợ, trái phiếu) và từ MMF này lại sẽ đầu tư vào trái phiếu, T-bills.

Mà khi FED tăng lãi suất thì lãi suất đầu tư Trái phiếu sẽ hấp dẫn hơn Tiền gửi và càng nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản tạo vòng lặp "Confidence Crisis" thì dân lại rút tiền và gửi vào MMF và MMF lại đi mua trái phiếu.

Thế là Treasury US lại có thêm tiền và tiền này để ở đâu (1) tại FED (2) tại các ngân hàng . Nếu gửi ở FED thì lãi suất = 0 còn để tiền ở Banks thì như Tiền gửi và có lãi suất quanh với chứng chỉ tiền gửi (CD).

Như vậy tiền vẫn trong hệ thống không bị mất nên FED cũng cứ trấn an là mọi thứ đều ổn chỉ một số Bank mất thanh khoản nên bị mua lại và cá lớn nuốt cá bé.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn