Tình hình ngành đường thế giới:
Giá đường toàn cầu đã vượt đỉnh 6 năm do giá nguyên liệu sinh học tăng và sản lượng giảm từ các nước sản xuất lớn. Giá dầu thô tăng vọt sau khi OPEC+ bất ngờ tuyên bố giảm sản lượng, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất mía đường chuyển nguồn nguyên liệu sang nhiên liệu sinh học thay vì ép mía đường, từ đó hạn chế nguồn cung đường.
Bang Maharasha của Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 12,8 triệu tấn (-6,6% svck), thấp hơn 1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Thời tiết mưa nhiều hạn chế sản lượng mía khiến các nhà máy Ấn Độ phải đóng cửa sớm hơn 45-60 ngày, dự kiến tạm nghỉ vào tháng 4 (so với tháng 6 hàng năm).
Do đó, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đã điều chỉnh giảm dự báo thặng dư đường toàn cầu trong niên vụ 2022/2023 từ 6,2 triệu tấn vào tháng 11/2022 xuống 4,2 triệu tấn vào tháng 2/2023.
Thị trường đường Việt Nam:
Theo USDA, mức tiêu thụ đường nội địa Việt Nam sẽ đi ngang so với cùng kỳ; trong khoản 2,3-2,4 triệu tấn/năm. The VSSA, sản lượng đường trong nước dự kiến đạt 871 nghìn tấn (+16,6% svck) trong niên độ 2022/2023. Tuy nhiên, kho hàng của nhiều nhà máy đường đã hết chỗ do mức tiêu thụ đường tháng 2/2023 yếu hơn dự kiến. Theo VSSA, nguồn cung trong nước tăng mạnh trong Q1/2023 do:
(i) Đường nhập lậu tiếp tục gia tăng vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023
(ii) Q1/2023 là mùa cao điểm của sản xuất đường cho năm 2023
Giá đường trong nước tiếp tục đi ngang trong 4 tháng liên tiếp quanh mức 18.000 đồng/kg. Dự báo giá đường tinh luyện sẽ duy trì khoảng 18.000 đồng/kg - 19.000 đồng/kg trong suốt năm 2023.
>>> Ngành đường tiếp tục kỳ vọng trong năm 2023 là 1 năm ổn định với các doanh nghiệp trong ngành như SLS, SBT, QNS, LSS. Nếu giá đường tiếp tục duy trì đà tăng cao và nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi sẽ là triển vọng đầu tư khi cổ phiếu về vùng giá hợp lý.