Lịch sử các lần cắt lãi suất của FED và tác động lên thị trường chứng khoán

{tocify} $title = {Nội dung bài viết}

1. Lịch sử các lần cắt lãi suất của FED và tác động lên thị trường chứng khoán

Số liệu thống kê có 9 lần cắt giảm lãi suất kể từ năm 1982 - nay: 

- Thị trường tăng 6 lần và giảm 3 lần khi FED hành động giảm lãi suất -> xác xuất thị trường tăng là 66%.

- Tuy nhiên, hầu hết 5/6 lần thị trường tăng sau khi giảm lãi suất đều đến từ giai đoạn trước năm 2000s; cũng có thể thấy thị trường giai đoạn sau 2000s đang phản ứng khác so với giai đoạn trước; chỉ 1 lần tăng sau năm 2000 nhưng mức tăng rất nhỏ chỉ 2%.

- Có thể thấy giai đoạn sau 2000s thì FED giảm lãi suất thì hầu như nền kinh tế đều đi kèm với khủng hoảng - điều này buộc FED phải hành động; vì thế đối với thị trường tài chính từ năm 2000 thì phản ứng khá tiêu cực khi mà đối diện với khủng hoảng/ suy thoái.

Theo HSC, trong 3 chu kỳ khi Fed bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất kể từ năm 2001. Sau khi Fed cắt giảm lãi suất lần đầu, thị trường thường phản ứng tích cực và tăng điểm trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm cắt giảm lãi suất, thị trường thường có xu hướng sụt giảm mạnh. Trùng hợp là trong cả 3 chu kỳ cắt giảm lãi suất gần đây của Mỹ, nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng bước vào suy thoái sau đó. 

Xu hướng tương tự đối với chỉ số VNIndex, từ đó nhấn mạnh mức độ tương quan mạnh giữa xu hướng của chỉ số S&P 500 và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Do đó, xu hướng của thị trường chứng khoán Mỹ nhiều khả năng không chịu nhiều ảnh hưởng bởi quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành của Mỹ, mà phụ thuộc vào nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Nói cách khác, động lực chính đằng sau sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ thường là do quốc gia này bước vào một đợt suy thoái kinh tế.

>> Do đó, liệu lần này FED giảm lãi suất vì suy thoái hay do lạm phát đã được kiểm soát? Tâm lý nhà đầu tư sẽ phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe nền kinh tế, và Stoxbox đánh giá sẽ cần thận trọng hơn nếu FED giảm lãi suất; còn việc họ duy trì "chậm chân" trong việc hạ lãi suất thì TTCK vẫn có thể còn tăng nếu có động lực mới.

2. Điều gì khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn trong dài hạn?

HSC đã phân tích lợi suất gộp hàng năm và mức độ rủi ro (dựa trên độ lệch chuẩn của các chỉ số trên toàn cầu trong 15 năm qua, giai đoạn 2009-2023).

Kết quả cho thấy chỉ số VNIndex có lợi suất 8,9% và mức độ rủi ro hơn 40%, cả hai đều ở mức cao nhất trong số các chỉ số chứng khoán khác. Điều này cho thấy tính chất “rủi ro cao, lợi nhuận cao” của các thị trường cận biên sắp được nâng hạng lên thị trường mới nổi như Việt Nam. 

Trong 25 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam không phù hợp cho đầu tư ngắn hạn dưới 1 năm. Ngoài ra, thời gian đầu tư dài hơn, lợi suất đầu tư kỳ vọng cao hơn so với lỗ kỳ vọng.

Trên thực tế, khả năng thua lỗ là 44% với “giao dịch theo ngày”, nhưng rủi ro giảm dần xuống 22% trong thời gian đầu tư là 3 năm, giảm xuống dưới 10% với thời gian đầu tư 10 năm & chỉ còn dưới 2% với thời gian đầu tư 15 năm. Nói cách khác, thời gian đầu tư trên thị trường càng lâu, khả năng có lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn