{tocify} $title = {Nội dung bài viết}
Những bài học từ Sách "Tâm lý hành vi: Trong đầu tư chứng khoán" - James Montier
Chương 1: Trong phút nóng nảy - Chuẩn bị, lên kế hoạch và ràng buộc trước với một chiến lược
Chương 2: Đối tượng nào sẽ sợ hãi khi thị trường giảm mạnh? - Tái đầu tư khi sợ hãi
Chương 3: Luôn giữ thái độ tích cực - “Thế nhưng - vì sao tôi nên sở hữu khoản đầu tư này”
Phân tích môi giới chứng khoán thường tuân theo 3 nguyên tắc vị kỷ
- #1: Mọi tin tức đều tốt (Nếu là tin xấu, nó luôn có thể trở nên tốt hơn)
- #2: Mọi thứ luôn rẻ (ngay cả khi bạn phải tạo ra phương pháp định giá mới)
- #3: Sự quả quyết đánh bại bằng chứng (không bao giờ để thực tế cản trở 1 câu chuyện hay)
Chương 4: Tại sao mọi người là tin tưởng những gã đó?
- Hãy ngừng nghe theo các chuyên gia
- Khả năng ước tính của các chuyên gia còn tệ hơn thế nữa
- Các chuyên gia thường tự tin hơn người bình thường
- Chúng ta thích người ăn nói tự tin. Các nhà tâm lý học trong nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người thích những người ăn nói tự tin và sẵn sàng chi nhiều tiền cho những chuyên viên tư vấn tự tin
- Khi đầu tư chúng ta cần học cách để hoài nghi hơn đối với những khuyến nghị từ các chuyên gia và những người có thẩm quyền
- Mọi lợi ích về thông tin mà các cá nhân có giá trị giao dịch cao có được không đủ để bù trừ cho phí giao dịch
- Nam giới không chỉ là những người giao dịch kém mà còn là nhân tố ảnh hưởng tệ
- Phần lớn các nhà đầu tư lãng phí thời gian của họ để đạt được điều này: cố gắng trở thành người thông minh nhất
- Chúng ta không cần thông minh hơn người khác mà thay vào đó chúng ta có những quy tắc đầu tư riêng, ngó lơ hoạt động của người khác và dừng việc nghe theo người được gọi là chuyên gia
Chương 5: Sự dại dột của việc dự đoán
- Hãy chuẩn bị, đừng dự đoán
- Lao Tzu: “Những người có kiến thức thì không dự đoán. Còn những người dự đoán là những người không có kiến thức”
- Các doanh nghiệp cố gắng trở thành các nhà tiên tri sẽ thất bại thảm hại vì bẫy hành vi mà chúng ta đã phân tích trong chương trước - sự tự tin thái quá
- Hãy nghĩ về số lượng dự đoán có trong mô hình của một chuyên viên phân tích - doanh thu, chi phí, tỷ suất lợi nhuận, thuế và nhiều mục khác. Vì vậy, việc họ không bao giờ đưa ra dự báo chính xác là điều không bất ngờ
- Vì sao chúng ta vẫn không ngừng dự báo? Một phần là vì nhu cầu để tạo ra nguồn cung. Tôi đã trải qua các cuộc thảo luận trong nhiều năm để đưa ra ước tính giá mục tiêu hoàn toàn vô nghĩa; lời biện hộ luôn là “Khách hàng muốn như vậy”
- Những lời biện minh phổ biến nhất
- “Giá như” - giá như Cục dự trữ Liên Bang tăng lãi suất thì dự báo của họ sẽ chính xác. Các chuyên gia cho rằng họ sẽ dự báo đúng nếu như lời khuyên của họ được làm theo
- “Các yếu tố khác không đổi” - Các yếu tố khác không được được bao gồm trong mô hình phân tích đã xảy ra; không như dự đoán; nên đó không phải là lỗi của tôi
- “Tôi dự báo gần như chính xác” - Mặc dù kết quả được dự báo không xảy ra, nó gần như đúng dự báo
- “Chỉ là nó chưa xảy ra mà thôi” - Tôi không sai, dự báo đó chỉ chưa xảy ra mà thôi. Đây là ý kiến riêng của tôi
- “Chỉ là dự báo” - Bạn không thể phán xét tôi thông qua kế hoạch của việc dự báo không thôi
- Tại sao chúng ta lại sử dụng dự báo? - Khi được đưa một con số, ta có xu hướng chạy theo con số đó, ngay cả 1 cách vô thức
- Chúng ta nên tự tìm hiểu về bản chất mô hình kinh doanh và giá trị nội tại hơn là tiêu tốn thời gian vào việc cố gắng đoán trước tương lai không rõ ràng
- Howard Marks (Oaktree Capital): “Bạn không thể dự báo nhưng bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị”
Chương 6: Quá tải thông tin
- Phân biệt Tín hiệu và Tiếng ồn
- Tất cả thông tin bổ sung đều không khiến bản thân cải thiện mức độ chính xác, mà chỉ khiến ta tự tin thái quá
- “Việc quá tập trung vào các chi tiết hay bị cuốn vào sự phúc tạp rất phổ biến, nhưng với tôi điều quan trọng nhất là nắm rõ 3,4 hay 5 yếu tố chính của công ty. Công việc của tôi, nhiệm vụ là hỏi chính xác những gì cần hỏi và tập trung vào phân tích để đưa ra quyết định” - Jean-Marie Eveillard của First Eagle
- Warren Buffett: “Phương pháp của chúng tôi rất đơn giản - cố gắng để mua lại các doanh nghiệp với những đặc điểm kinh tế căn bản từ tốt đến siêu tốt được vận hành bởi những cá nhân có năng lực và chân thành với mức giá hợp lý. Đó là tất cả những gì chúng tôi cố gắng thực hiện”
Chương 7: Đừng áp dụng tầm nhìn bong bóng
- Biến động tương đương với cơ hội
- Vào hầu hết những ngày có thanh khoản giao dịch tốt … thông tin mà báo chí trích dẫn là yếu tố dẫn đến biến động thị trường thực tế lại là thông tin không quan trọng
- Hơn nửa những biến động lớn của thị trường lại không liên quan tới những yếu tố được phân loại là căn bản
- Loại bỏ tầm nhìn bong bóng là một bước tuyệt vời để bảo vệ bản thân không trở thành nô lệ của thị trường
Chương 8: Đừng xem điều xấu, đừng nghe điều xấu
- Đã đến lúc chứng minh bạn đã sai
- Chúng ta lại quá bận rộn tìm kiếm thông tin để khẳng định suy nghĩ của chúng ta
- Chúng ta có xu hướng tìm kiếm những thông tin hỗ trợ quan điểm của mình gấp 2 lần so với việc đi tìm bằng chứng đối lập
Chương 9: Vùng đất của những con gấu và bò tót trường kỳ
- Thực tế thay đổi, tư duy đổi thay
- Hiếm khi thấy các chuyên gia phân tích thay đổi khuyến nghị của họ từ mua thành bán hoặc ngược lại. Nhìn chung, sự thay đổi trong đánh giá của họ có thể là: Mua tăng tỷ trọng xuống nắm giữ hay từ giảm tỷ trọng xuống bán.
- Mọi người thường lờ đi những sự việc khiến họ thay đổi suy nghĩ
- Chuyên gia kinh tế và chuyên viên phân tích có xu hướng bỏ qua các bước ngoặt của thị trường
- “Chi phí chìm” - là xu hướng cho phép những chi phí chưa trả trước đây tác động đến quyết định hiện tại. Nói thẳng ra là chúng ta có xu hướng luôn gắn liền vào quan điểm của bản thân chỉ vì chúng ta đã bỏ nhiều thời gian và nỗ lực để có thể đưa ra những quan điểm đó
- Thay vì luôn gắn chặt với quan điểm của chính mình, chúng ta nên khiến đầu óc trở nên trống rỗng, tưởng tượng chúng ta không có gì
- Các chuyên gia phân tích nên xem xét các trường hợp đầu tư của đồng nghiệp thay vì của chính họ và đưa ra đánh giá khách quan. Phương pháp này giúp giảm xu hướng mỏ neo, bám chặt vào quan điểm của bản thân vì bạn đặt mình vào vị trí đó
Chương 10: Sự hấp dẫn của những câu chuyện
- Tập trung vào thực tế
- Các câu chuyện thường quyết định cách chúng ta tư duy
- Mọi người thường bị dẫn dắt sai lầm bởi câu chuyện hay và bởi giá sản phẩm
- Nhìn vào những thực tế không cảm xúc (dựa vào các con số, dữ liệu thực tế) sẽ là phương thức tuyệt vời bảo vệ ta khỏi sự hấp dẫn nguy hiểm của các câu chuyện
Chương 11: Lần này là hoàn toàn khác biệt
- Lợi thế lớn nhất của bạn so với các chuyên gia
- Sự kiện “thiên nga đen” có 3 đặc tính:
- Không thể dự đoán trước
- Gây ra tác động kinh khủng
- Những giải thích sau đó được đặt ra nhằm khiến sự kiện xảy ra một cách ít ngẫu nhiên và có thể dự đoán được nhiều hơn so với bản chất của nó
- Những bất ngờ có thể dự đoán trước có 3 đặc điểm:
- Ít nhất có một số người có thể nhận thức vấn đề
- Vấn đề trở nên tệ hơn theo thời gian
- Cuối cùng vấn đề sẽ trở thành khủng hoảng và là một cú sốc với hầu hết mọi người
- Mô hình tăng giảm của bong bóng chia làm 5 giai đoạn
- Bạn có lợi thế hơn các chuyên gia: bạn không phụ thuộc vào 1 tiêu chuẩn hay thay đổi nào cả
- Một nhà đầu tư cá nhân, bạn không cần lo lắng về rủi ro nghề nghiệp hay kinh doanh - đây chính là lợi thế lớn nhất của bạn so với các chuyên gia
Chương 12: Đúng nhưng nguyên nhân sau hay sai dù nguyên nhân đúng
- Viết ra sai lầm và thiên kiến của bản thân
- Nhật ký đầu tư giúp ta duy trì sự đúng đắn trong tư duy ở thời điểm thực tế, thay vì bám vào phiên bản tái đánh giá các sự kiện sau khi biết kết quả
- Nhật ký đầu tư đơn giản nhưng là một phương pháp rất hiệu quả để rút ra bài học và hình thành trọng điểm cho phương pháp đầu tư của bạn
Chương 13: Những sự nguy hại của sự mất tập trung trong đầu tư
- Đừng bao giờ xem thường giá trị của việc không làm gì cả
- Bản chất con người luôn đòi hỏi kết quả nhanh chóng, đó là mong muốn cá nhân để làm giàu một cách nhanh chóng
- Sự thúc giục phải hành động có xu hướng gia tăng sau thua lỗ hay mất mát hay do chính kết quả kém khả quan của danh mục đầu tư
- Khi đối mặt với việc bị lỗ, sự thúc giục phải hành động của chúng ta tăng cao hơn
- Một vấn đề các nhà đầu tư gặp phải là họ kỳ vọng đầu tư sẽ là hoạt động thú vị.
- Paul Samuelson: “Đầu tư nên là thứ gì đó ngớ ngẩn chứ không phải thú vị. Đầu tư nên là sự quan sát quá trình nước sơn khô đi hay quan sát quá trình có lớn dần. Nếu bạn muốn thú vị, hãy cầm 800 đô la và tới Las Vegas”
- Blaise Pascal: “ Mọi sự hoang mang của con người đều đến từ việc không có khả năng chờ đợi trong cô độc”
- Winnie-the-Pooth: “Đừng bao giờ xem thường giá trị của việc không làm gì”
Chương 14: Bên trong tâm trí của một con chuột Lemming
- Trở thành một nhà đầu tư đi ngược xu hướng
- Hạn chế nhất của hành vi nhóm chính là tu duy theo nhóm. Tư duy nhóm thường đi kèm 8 biểu hiện sau:
- Ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm
- Hợp lý hóa tập thể
- Tin tưởng và tính đạo đức cố hữu
- Quan điểm rập khuôn về sự khác biệt với nhóm
- Áp lực trực tiếp lên những người bất đồng quan điểm
- Tự hạn chế
- Ảo tưởng về sự đồng tình
- Phân công thành viên “Thiên thần”
- Bạn không cần là chuyên gia phân tích giá trị thành công, điều chúng ta cần:
- Sự thông minh ở mức trung bình
- Các nguyên tắc cốt lõi
- Tin tưởng vào bản thân
Chương 15: Bạn phải biết đâu là điểm dừng
- Đâu là thời điểm bán ra một khoản đầu tư
- Bạn càng kiểm tra xem xét danh mục đầu tư của mình thường xuyên bao nhiêu, nguy cơ bạn gặp phải thua lỗ càng nhiều bấy nhiêu vì tính chất luôn thay đổi của giá cổ phiếu
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Mọi người sẵn sàng đầu tư nhiều hơn khi họ không thường xuyên thấy biến động của giá cổ phiếu; đó là lý do ngành bất động sản được nhà đầu tư bỏ tiền nhiều khi sự biến động giá là không được “hiển thị”
- Trong thế giới tâm lý, con người tin rằng lỗ không phải lỗ cho đến khi nhận ra nó. Niềm tin này có xu hướng dẫn tới việc nắm giữ cổ phiếu không có giá trị và bán đi những cổ phiếu có giá trị - gọi là hiệu ứng ngược
- Hiệu ứng sở hữu: khi bạn sở hữu một vật, bạn sẽ bắt đầu đặt giá trị của nó cao hơn những thứ khác
- The Gambler: “Bạn phải biết khi nào nắm giữ, khi nào bán đi, khi nào bước đi, khi nào chạy. Bạn đừng bao giờ đếm tiền ngay tại bàn, bạn có thể đếm sau khi giao dịch xong”
Chương 16: Quá trình, quá trình, quá trình
- Thứ duy nhất bạn có thể điều khiển
- Chúng ta có thể kiểm soát quá trình chúng ta đầu tư
- Kiểm soát lợi nhuận là không thể, quản lý rủi ro cũng không chắc, nhưng kiểm soát quá trình là điều ta có thể làm được
- Tập trung vào kết quả có thể gây ra các hành động không mong muốn. Ví dụ, trong một thế giới mà hiệu quả ngắn hạn luôn được đề cao, các nhà quản lý quỹ có thể quyết định mua cổ phiếu mà họ thấy dễ thuyết phục khách hàng thay vì những cổ phiếu mang lại cơ hội tốt nhất
- Tập trung vào quá trình dường như sẽ cho ra những quyết định sáng suốt hơn
- John Templeton: “Thời điểm để nhìn lại phương pháp đầu tư của bạn là khi bạn thành công nhất chứ không phải khi bạn mắc nhiều lỗi lầm nhất”
Tags:
Kinh nghiệm