Luật Dược 2024 (sửa đổi): Những điểm nổi bật

{tocify} $title = {Nội dung bài viết}


Luật Dược (sửa đổi): Những điểm nổi bật
Trong dài hạn, Việt Nam đặt mục tiêu nâng giá trị từ việc bán thuốc sản xuất trong nước lên 70% vào năm 2030 (từ 45% trong năm 2023) thông qua việc xúc tiến nghiên cứu, hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc có giá trị cao, tất cả đều được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi. Luật Dược (sửa đổi) được đánh giá sẽ hỗ trợ cho kênh bệnh viện và các chuỗi nhà thuốc hiện đại, vốn được kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn các nhà thuốc truyền thống.

I. Luật điều chỉnh tập trung vào giá thuốc, kinh doanh thuốc trực tuyến

1. Bán thuốc trực tuyến

Thuốc không kê đơn được phép bán trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và các ứng dụng/website với chức năng đặt hàng online – một chuyển biến tích cực.

Thuốc kê đơn vẫn bị cấm kinh doanh trực tuyến.

Doanh thu nhà thuốc hiện đại

2. Công bố giá bán buôn cho thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn hiện chiếm đến 80% sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Giá công bố được tính là giá trần, ngăn chặn tình trạng bán thuốc với giá cao hơn mức này. Điều này giúp giảm thiểu chi phí trung gian và đảm bảo thuốc được bán với giá hợp lý.

3. Giữ quy định kiểm soát tỷ suất lợi nhuận của các nhà thuốc bệnh viện

Tỷ suất lợi nhuận của các nhà thuốc bệnh viện bị giới hạn ở mức 15%, dẫn đến những loại thuốc có giá bán cao sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Quy định này nhằm kiểm soát giá thuốc, tạo điều kiện cho người dùng cuối có thể tiếp cận thuốc có chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng hơn với mức giá hợp lý.

Tỷ suất lợi nhuận đối với thuốc bán tại nhà thuốc bệnh viện

4. Thúc đẩy ngành sản xuất trong nước

Các dự án sản xuất dược phẩm mới có tổng vốn đầu tư trên 3 nghìn tỷ đồng và giải ngân ít nhất 1 nghìn tỷ đồng trong 3 năm sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi như về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ nguồn vốn cũng như các hỗ trợ liên quan đến thủ tục đầu tư, giấy chứng nhận lưu hành thuốc.

II. Các chính sách phát triển

1. Quy mô thị trường dược VN

Cơ cấu doanh thu theo kênh phân phối

Quy mô thị trường dược phẩm của Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2023. 

Trong đó các sản phẩm trong nước đóng góp khoảng 45% (3,82 tỷ USD). Bộ Y Tế cho biết thuốc sản xuất trong nước đóng góp đến 70% số lượng thuốc được sử dụng, nhưng chỉ đóng góp 45-50% giá trị.

2. Chiến lược phát triển

Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045:

• Vào năm 2030, Việt Nam có thể sản xuất 80% thuốc phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước, đóng góp 70% giá trị thị trường, và nhận chuyển giao công nghệ đối với 100 loại thuốc.

• Vào năm 2045, ngành dược phẩm dự kiến sẽ đóng góp hơn 20 tỷ USD vào GDP.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn