Nhìn lại tỷ giá “dậy sóng” trong năm 2024

{tocify} $title = {Nội dung bài viết}

2024 là một năm biến động mạnh của tỷ giá khi đồng USD vẫn duy trì sức mạnh. Việc FED không hạ lãi suất nhanh như kỳ vọng và chiến thắng của Trump vào cuộc đua nhà Trắng khiến chỉ số DXY tăng cao.

Tỷ giá đã 2 lần vọt tăng mạnh khiến NHNN phải can thiệp bằng biện pháp bán ngoại tệ giao ngay. Gần kết năm 2024, đà tăng của tỷ giá vẫn được duy trì dưới phạm vi 5% của NHNN. Nhưng việc bán ra USD cũng khiến dự trữ ngoại hối đi xuống và là nguyên nhân gây ra thiếu hụt thanh khoản tại 1 số thời điểm trong năm.


Hai con sóng tỷ giá

I. Con sóng đầu tiên

Tỷ giá nổi sóng vào tháng 4 khi dữ liệu về lạm phát và kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến đã khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về khả năng FED hạ lãi suất vào tháng 6 mà chuyển kỳ vọng sang tháng 9


Chỉ số DXY kiểm định lại mốc 105-106 và kéo tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng vọt 5% so với đầu năm. Vào ngày 19/4 NHNN đã bán ngoại tệ giao ngay với mức giá 25.450 VND/USD; đồng thời tổ chức đấu thầu vàng từ 22/4 với mục đích tăng cung vàng SJC và thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới > sau đó bán qua hệ thống SJC và các ngân hàng thương mại nhà nước.

Theo ước tính, NHNN đã bán ra gần 6 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong giai đoạn can thiệp đầu tiên. Đến khoảng cuối tháng 7, tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt và NHNN không còn phải mạnh tay bán USD.

II. Con sóng cuối năm


Từ cuối tháng 10, tỷ giá USD/VND bắt đầu nhích lên khi DXY phục hồi, nguyên nhân từ một loạt báo cáo cho thấy nền kinh tế mạnh mẽ hơn kỳ vọng, các chính sách của Trump được cho là thổi bùng lạm phát và khiến FED chậm lại trong quá trình hạ lãi suất.


Đến ngày 19/12, tỷ giá trung tâm và tỷ giá bán ra ngân hàng lại vượt đỉnh cũ trong bối cảnh FED cảnh báo sẽ thận trọng hơn trong quyết định lãi suất tương lai (năm 2024 họ hạ lãi suất 3 lần so với 4 lần như dự kiến).

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn