Phép tắc của loài sói - Bài học trong công việc và cuộc sống

 {tocify} $title = {Nội dung bài viết}

I. Cách nhìn nhận của loài sói

  • Phớt lờ nguy hiểm - ung dung tự tại trong rừng sâu
  • Cạnh tranh tàn khốc - kẻ thắng làm vua
  • Cười trước thất bại - vững bước tiến lên
  • Trạng thái tinh thần của kẻ mạnh - xưng hùng thiên hạ
  • Kiêu hành, độc lập - bản sắc riêng
  • Tính kiên nhẫn bền bỉ của loài sói
  • Luôn chú tâm - luôn hoàn thiện
  • Trí tuệ vô song của loài sói - thay đổi là không thay đổi
  • Khí phách mạnh mẽ - biết ơn sâu sắc
  • Bắt tay hợp tác - thuận buồm xuôi gió

II. Các phép tắc của loài sói

1. Sống trong nghịch cảnh, kẻ làm vua sẽ thắng

Phép tắc 1: Vươn lên từ trong đống đổ nát

“Không bị một ngọn núi đè nhưng có thể bị một hòn đá làm vướng chân”. Vì vậy, một người có chí phải có hai phẩm chất sau:

  • Chịu đựng được thất bại và khiêu chiến với thất bại để đoạt được thắng lợi trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.
  • Chiến đấu lâu bền với bản thân, không dao động trước mọi chuyện

Dù là thất bại, chỉ cần biết đứng dậy sau vấp ngã thì bài học vấp ngã sẽ là kinh nghiệm hữu ích giúp bạn giành được thành công trong tương lai. Như thế mới thể hiện chân thực phép tắc sinh tồn của loài sói. Học được cách sinh tồn từ trong nghịch cảnh, tài năng của chúng ta không những không bị mai một mà còn tỏa sáng. Như Balzac nói: “Trắc trở giống như một hòn đá, đối với kẻ yếu đuối thì nó là hòn đá vướng chân, đối với người mạnh mẽ thì nó là bàn đạp”.


Phép tắc 2: Bền bỉ

Điều chúng ta muốn bộc lộ chung quy lại không phải là công danh, mà là cảm nhận nội tâm và những gì đã từng làm chúng ta xúc động. Mọi gian nan, rèn luyện, cơ hội mà chúng ta trải qua đều tốt, vì nó sẽ chuyển hoá thành ý chí bền bỉ trong chúng ta. Không ngừng vươn lên, không ngừng vượt qua những gì chúng ta đạt được, cho đến một ngày, nó và chúng ta sẽ hợp nhất thành một hạt giống - hạt giống của sự bền bỉ. Hạt giống ấy sẽ không lùi bước chỉ vì chúng nhỏ bé; nó chỉ dốc hết sức xuyên qua đất, cố gắng vươn lên để tìm lấy sự sống trong điều kiện khắc nghiệt. Cuối cùng, nó sẽ trở thành một cái cây to lớn.


Phép tắc 3: Mạng sống và ý chí

Tôi phải thực hiện một cuộc mạo hiểm có ý nghĩa. Tôi phải ước mơ, tôi phải sáng tạo, tôi phải thất bại, tôi càng phải thành công. Kẻ thù của chúng ta mãi mãi có một, đó là bản thân chúng ta.

2. Can đảm - Bách chiến bách thắng

Phép tắc 4: Dám làm dám chịu

Khi chúng ta làm một việc gì thì cần phải có lòng can đảm, dám mạo hiểm. Rụt rè, do dự sợ bóng gió thì vĩnh viễn không nhìn thấy được phong cảnh đẹp nhất. Không dám mở cánh cửa đang đóng chặt thì chỉ có thể loanh quanh bên ngoài cửa, không bao giờ biết được trở thành anh hùng thực sự là như thế nào, cũng không bao giờ được đặt chân lên con đường thành công.


Phép tắc 5: Sinh ra làm nhân kiệt

Chỉ cần quan sát thật kỹ, bạn sẽ phát hiện ra thành công trong cuộc sống không hề xa xôi. Chúng ta đã trần trụi đến thế giới này, nếu khi từ giã hồng trần, chúng ta vẫn không để lại được gì tốt đẹp thì chúng ta cũng chỉ là gánh nặng đối với xã hội. Vì vậy, khi bạn còn tương lai, hãy đừng nói: “Bình thường giản dị mới là thật”.

3. Linh hoạt để giành thắng lợi, mượn sức người khác để thành công

Phép tắc 6: Giấu mình

Trong xã hội ngày nay, nếu bạn không bộc lộ tài năng thì không bao giờ được giao trọng trách. Nếu bạn bộc lộ tài năng quá mức thì lại dễ bị người khác hãm hại. Tuy dễ có được thành công tạm thời nhưng lại là mồ chôn mình. Bạn thi thố tài năng của chính mình là bạn đã gieo xuống một nguy cơ. Vì vậy, bạn phải biết bộc lộ tài năng của mình đúng mực. Nhưng không phải ai cũng biết giả làm kẻ khờ khạo đúng mực. Nếu không biết nắm bắt đúng thời cơ thì sẽ biến khéo thành vụng. Do đó chúng ta nên hiểu được cách tiến thoái và kế giấu mình.


Phép tắc 7: Rút lui khi đạt được đỉnh cao

Khi bạn nhìn thấy được nguy cơ sinh tồn của tương lai và điều bạn muốn đeo đuổi lại là một cuộc sống khác thì bạn nên làm một người nhìn xa trông rộng. Vào thời điểm thích hợp, bạn hãy chọn cách rút lui một cách kiên quyết. Xã hội hiện tại sẽ cho chúng ta điều kiện to lớn và rất nhiều cơ hội, nắm bắt được hay không đều phụ thuộc vào bản thân chúng ta.

4. Dựa vào sói mà sống, lấy sói làm chuẩn

Phép tắc 8: Một chút, một chút nữa

Toàn tâm toàn ý làm tròn bổn phận của mình vẫn chưa đủ, bạn còn nên làm nhiều hơn một chút nữa so với những gì người khác mong đợi. Như thế, bạn mới được chú ý đến, mang lại cho mình thêm nhiều cơ hội thăng tiến. Những điều này nên trở thành tinh thần của chúng ta. Giá trị của sự sống không phụ thuộc vào những gì chúng ta làm, cũng không nhờ vào người mà chúng ta kết giao, mà nó được quyết định bởi chính bản thân chúng ta


Phép tắc 9: Chủ động tự phát

Nguyên tắc của loài sói là nếu bạn không chủ động trong cuộc sống thì cuộc sống sẽ bỏ rơi bạn. Trong công việc, chúng ta cũng nên có tinh thần này của loài sói. Muốn có sự chủ động chúng ta cần phải thách thức với bản thân, bồi dưỡng ý thức và có sự cạnh tranh để vươn lên dẫn đầu.


Phép tắc 10: Tích cực chủ động

Chúng ta có thể rút ra được bài học từ câu chuyện trên:

  • Thay vì nằm chờ, hãy đứng dậy hành động
  • Dù bạn có đi bao lâu, dù có mệt đến thế nào thì cũng không được dừng bước trước cánh cửa của thành công
  • Ước muốn không phải là ảo tưởng

Không có con dê nào tự đến với sói, không có cái bánh nào từ trên trời rớt xuống. Điểm tựa của thành công chính là tích cực chủ động; chúng ta không thể thờ ơ đối với những tác động của vật chất bên ngoài, tinh thần và xã hội. Chúng ta nên cố gắng thích ứng với xã hội. Một vị giáo sư từng nói rằng: “Thích ứng với hoàn cảnh chính là bộ phận tạo nên sự phấn đấu”. Nhưng dù hoàn cảnh bên ngoài như thế nào, chúng ta nên biết rõ câu trả lời của mình.

5. Bĩnh tĩnh lạc quan

Phép tắc 11: Kiềm chế lời nói và việc làm của mình bằng lý trí

Một người dù có vĩ đại đến mức nào thì cũng không thể tự do giống như động vật được. Con người phải chịu nhiều ràng buộc hơn con vật, muốn thành công thì phải biết nên làm gì và không nên làm gì. Trong xã hội, chúng ta thường gặp những người rất được kính trọng; nhưng chúng ta nên biết rằng, một người có nhận được sự kính trọng của người khác hay không, không phải là họ có bao nhiêu tự do mà là họ có đủ khả năng kiềm chế hay không.


Phép tắc 12: Sự tại nhân vi (Mọi việc đều từ sự cố gắng của con người)

Trên con đường dẫn tới thành công, chỉ cần chúng ta biết cách lợi dụng thất bại và thực hiện được phép tắc “sự tại nhân vi” thì mỗi một lần thất bại đều có giá trị. Trong quá trình thí nghiệm của Nobel, thuốc nổ đã cướp đi sinh mạng của người em trai, làm cha của ông bị thương; nhưng Nobel vẫn không hề chùn bước, tiếp tục nghiên cứu đúc kết nguyên nhân thất bại và cuối cùng Nobel đã chế tạo thành công thuốc nổ một cống hiến quan trọng cho nền văn minh của nhân loại.


Phép tắc 13: Khí độ 

Cổ nhân giải thích về chữ “nhẫn” có hai tầng nghĩa. Một là bền bỉ và ngoan cường. Chu Tứ đời nhà Tấn nói: hai kẻ đối địch hơn nhau ở chữ nhẫn; đối phương không thể nhẫn, ta có thể nhẫn thì sẽ chiến thắng. Chữ “nhẫn” ở đây chính là tinh thần ngoan cường, hai là kiềm chế. Sự nhẫn nại này chẳng phải là đã hun đúc nên phẩm chất ngoan cường, bền bỉ sao? Nhường nhịn là một sự độ lượng. Người biết kiềm chế là người sâu sắc và có biểu hiện của tài trí mưu lược kiệt xuất. 


Phép tắc 14: Chí hướng cao xa 

Chí là mục tiêu con người hướng tới nên chí có vị trí rất quan trọng. Sở dĩ người thành công có thể giành được thành công là do họ có tính cách không ngại khó khăn, đeo đuổi trí lớn. Sống phải có ích cho đời; chết phải lưu danh hậu thế. Đây là một tâm nguyện lớn. Sống tầm thường, im bặt lặng tăm thì chẳng khác nào tự phủ định giá trị sự sống của chính mình.


6. Quyết liệt theo đuổi mục tiêu

Phép tắc 15: Đeo đuổi mục tiêu

Tự tin, kiên quyết, chịu khó sẽ giúp bạn luôn có được tấm vé ngồi trên đường đời và sẽ thuận lợi trên con đường phấn đấu của mình. Thực ra, nhiều khía cạnh của cuộc sống rất cần có sự dũng cảm đeo đuổi đến cuối cùng. Một tình yêu đẹp, không có sự đeo đuổi quyết liệt thì sẽ không có vinh quang. Cuộc sống cần chúng ta phải kiên trì theo đuổi. 


Phép tắc 16: Nhiệt huyết là một sức mạnh

Nhiệt tình là sức mạnh to lớn chiến thắng mọi khó khăn. Nhiệt tình giúp bạn giữ được sự bình tĩnh, giúp cho hệ thần kinh của bạn luôn ở trạng thái hưng phấn để thực hiện được những khát vọng của mình. Nó không cho phép bất cứ một sự quấy nhiễu nào gây cản trở việc thực hiện mục tiêu của bạn. Nhiệt tình là yếu tố có sức sống nhất trong quá trình bạn giành được những thành tựu vĩ đại. Đừng nói thành công được quyết định bởi tài năng con người mà hãy nói thành công được quyết định bởi lòng nhiệt tình. Có nhiệt tình bạn sẽ trở nên lớn mạnh.


Phép tắc 17: Mục tiêu cuối cùng 

Khi đã xác định được mục tiêu cuối cùng, bạn cần biết rõ mục đích của bạn. Bạn hãy nhìn xa hơn, hãy phát triển mục tiêu của mình theo dự kiến và chiều sâu nhận thức để mỗi một bước đi bạn đều biết rõ vị trí của mình và không bị lệch khỏi quỹ đạo. Tầm nhìn xa rộng rất quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu của bạn


Phép tắc 18: Đặt ra mục tiêu như thế nào?

  • Xác định điểm xuất phát
  • Đề ra mục tiêu rõ ràng
  • Chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ dễ nhớ
  • Đặt ra thời gian hoàn thành
  • Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu
  • Hãy tự chúc mừng mình

Phép tắc 19: Biến mục tiêu thành hiện thực

  • Bạn phải xác định con số cụ thể mà bạn hy vọng có được trong tâm trí
  • Quyết tâm mạnh mẽ sẽ tạo ra kỳ tích
  • Kế hoạch thay đổi trong 30 ngày
  • Làm ngay tức thì

7. Đầy kiên nhẫn, chờ thời cơ

Phép tắc 20: Tận hưởng sự cô độc

Từ trong tính nhẫn nại của loài sói, chúng ta phải học cách tận hưởng trong sự cô độc. Vào những lúc tĩnh lặng, bạn mới biết được con người khi cô đơn sẽ càng bình tĩnh, càng tự tin hơn. Một thế giới cô đơn chỉ có mình ta mới thực sự là thế giới thuộc về mình. Cô đơn là một sự tĩnh lặng. Tư tưởng của bạn sẽ thăng hoa, linh hồn của bạn sẽ được gột sạch. Hãy đặt mình vào trong cô đơn để suy nghĩ đến thành bại được mất và hướng đến tương lai.


Phép tắc 21: Ý chí bền bỉ, nhẫn nại

Ý chí nhẫn nại có thể tạo hiệu quả thần kỳ. Khi người khác đều đã ngừng lại, không tiến về phía trước nữa, bạn vẫn kiên trì tiến bước. Khi người khác đều đã thất vọng, từ bỏ, bạn vẫn tiếp tục. Để làm được như vậy, đương nhiên bạn phải có dũng khí. Điều làm cho bạn vượt qua những cái tầm thường chính là đức tính kiên trì, khả năng nhẫn nại và khả năng không vì hỉ nộ ái ố mà thay đổi hành vi. Tinh thần và thái độ nhẫn nại là mấu chốt quan trọng giúp rất nhiều thương nhân giành được thành công.

Niềm vui đích thực của cuộc đời là ở đâu? Là khoảnh khắc công thành danh toại chăng? Không phải! Niềm vui đích thực của cuộc đời là ở trong sự phấn đấu bền bỉ vì sự nghiệp vì chính nghĩa. Điều đáng tiếc nhất của cuộc đời là gì? Là thất bại chăng? Không phải! Điều đáng tiếc nhất của cuộc đời chính là đến cuối đời mà vẫn chưa từng phấn đấu bền bỉ, không sờn lòng. Sự thành bại, được mất của một người, một việc không nói lên được gì cả. Người theo chủ nghĩa công lợi cho rằng thành bại được mất là cái hàng đầu trong cuộc đời. Điều đó chỉ làm cho họ khư khư giữ lấy tín điều của họ mà thôi. Ý chí mạnh nhất của cuộc đời chính là quyết không dễ dàng từ bỏ. Nếu bạn chưa bao giờ bị gian nan, khốn khó quật ngã thì khi bạn đi đến cuối cuộc đời, bạn mới có thể nói: bạn không hổ thẹn với lòng.


Phép tắc 22: Lựa thời cơ mà hành động

Hành động của sói đã nói với chúng ta rằng nhẫn nại còn quan trọng hơn cả sự tự tin. Tự tin là động cơ của việc đầu tư, còn nhẫn nại mới có thể thực hiện được mục tiêu, thu được lợi nhuận. Người đầu tư không có sự kiên nhẫn thì sẽ tốn nhiều công sức và tiền bạc, thậm chí là sự tự tin của mình vào trong những cuộc mua đi bán lại liên tục.


Phép tắc 23: Tri túc bất nhục

Tri túc thường lạc, tri túc thường túc, tâm an thường an. Trong thế giới rộng lớn này, cuộc sống của một người chỉ như hạt cát giữa biển khơi. Thế giới thì rộng lớn, thời gian thì dài, sự vật thì rộng, của cải thì nhiều, nếu không biết đủ để dừng lại thì vĩnh viễn không có phút thanh thản.


Phép tắc 24: Nhẫn để có được sự tôn quý

Khổng Tử dạy rằng: “Tiếu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (việc nhỏ mà không nhịn được thì sẽ hỏng việc lớn). Nhẫn nại chịu ảnh hưởng của thời gian, hoàn cảnh, tu dưỡng tự thân và con người. Học được cách nhẫn nại, chúng ta sẽ hiểu được sự khoan dung. Học cách nhẫn nại, chúng ta sẽ hiểu được sự tôn trọng. Học được nhẫn nại, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của sự phấn đấu. Học được nhẫn nại, chúng ta sẽ nhìn thấy được sự rực rỡ của thành công.


Phép tắc 25: Chờ đợi

Chờ đợi cần có sự bình tĩnh, kiên định, tấm lòng rộng lượng. Chờ đợi không phải là một dạng tiêu cực, suy sụp, mà là một dạng chuẩn bị xuất phát. Chờ đợi không phải là đình trệ mà là suy xét kỹ càng để tạo nền móng tốt cho sự đột phá và tiến bộ sau này. Người nôn nóng sẽ không biết chờ đợi; người chỉ biết lợi ích trước mắt, khó có thể nhẫn nại chờ đợi; người lòng dạ hẹp hòi thường bài bác sự chờ đợi; người tính toán chi ly, thường không hiểu giá trị của sự chờ đợi. Trái cây chưa chín thì sẽ chát, tâm hồn chưa được diễn tấu thì sẽ non nớt. Khi bạn chưa biết bơi thì bạn sẽ không cảm nhận được niềm vui bơi lội. Vì vậy, chờ đợi cũng là một sự chín chắn. Chính vì sự non trẻ trong tâm hồn của chúng ta nên chúng ta thường ít thận trọng và nhiều nóng nảy, ít kiên nhẫn chờ đợi và nhiều sự đáng tiếc. Nhưng có một ngày khi chúng ta học được cách bình tĩnh chờ đợi, bạn cũng sẽ có một sự chín chắn đúng mực.


8. Bộc phát sức mạnh hoang dã, nỗ lực vươn lên

Phép tắc 26: Luôn tranh vị trí hàng đầu

Thói quen trì trệ, dễ làm khó bỏ đều sẽ làm suy yếu đi hùng tâm của con người, ảnh hưởng đến chí lớn của con người. Nếu bạn phát hiện ra mình đang từ chối tiếng gọi từ nội tâm hoặc giọng nói khích lệ bạn tiến lên thì bạn phải lưu ý, đừng  để nó ngày càng suy yếu đi và biến mất, đừng để chí tiến thủ bị suy kiệt. Khi bạn nghe âm thanh tích cực này văng vẳng bên tai, bạn phải chú ý lắng nghe nó, nó là người bạn tốt nhất của bạn, nó sẽ chỉ dẫn bạn đi đến ánh sáng và niềm vui.


Phép tắc 27: Dám nói “không”

Bạn phải học cách nói “không”; để tránh rơi vào bẫy chi phí chìm


Phép tắc 28: Không ngừng vươn lên

Hạnh phúc của cuộc đời không chỉ là niềm vui khi giành được thắng lợi mà còn là quá trình phấn đấu để giành thắng lợi. Giành được thắng lợi sau khi đã phấn đấu vượt qua trắc trở mới là thắng lợi trọn vẹn. Một triết gia từng nói: tranh đấu là hạnh phúc, tranh đấu với trời là niềm vui bất tận, tranh đấu với đất là niềm vui bất tận, tranh đấu với người là niềm vui bất tận.


Phép tắc 29: Bản tính hoang dã thời hiện đại

Doanh nghiệp nên không ngừng bồi dưỡng bản tính của loài sói. Một là khứu giác nhạy bén, lúc nào cũng chú ý đến cơ hội thị trường tiềm ẩn xung quanh, phải hiểu rõ thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng. Hai là tinh thần phấn đấu quên mình; đối thủ có điểm mạnh đến đâu cũng có điểm yếu, chỉ cần kiên trì bền bỉ thì sẽ gặt hái được thành quả. Ba là phấn đấu trong quần thể. Để mở rộng doanh nghiệp thì cần phải có 3 yếu tố trên.


9. Tấn công vào sự bất lợi của địch

Phép tắc 30: Xây dựng sự nghiệp trên bản chất của sói

Trong văn hoá doanh nghiệp, chúng ta nên tái hiện lại bốn đặc điểm lớn của loài sói: tham, tàn, dã, bạo. Tham có nghĩa là phải say mê công việc, sự nghiệp, tìm tòi, phấn đấu không ngừng. Tàn tức là đối với những khó khăn trong công việc, phải lạnh lùng khắc phục. Dã tức là tinh thần phấn đấu quên mình trong công việc. Bạo tức là đối xử một cách thô bạo với từng khó khăn, quyết không nhân từ. Ngoài ra 5 phẩm chất của loài sói mà doanh nghiệp cần có: tầm nhìn, năng lực, quyết đoán, mãnh liệt và tự tin.


Phép tắc 31: Chiến lược tiến công

Nếu xét về nghĩa của từ, chiến lược tấn công có nghĩa là công kích, đột phá, tiên phong. Quy nạp lại, đặc trưng của chiến lược này là phát triển thông qua chủ động cạnh tranh


Phép tắc 32: Quyết đoán

Khả năng quyết đoán không nên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tình cảm, kiến nghị. Đây là yếu tố cần thiết khi giải quyết một vấn đề. Nhanh chóng quyết định và quả cảm làm cho rất nhiều người thành công có thể vượt qua khó khăn; còn lưỡng lự do dự trong thời khắc quan trọng dường như mang lại hậu quả đáng tiếc.


10. Tổ chức và kỷ luật là cơ sở của thành công

Phép tắc 33: Kỷ luật - cơ sở của sự nghiệp

Kỷ luật là nền tảng của tất cả chế độ, là sức mạnh để giữ cho tổ chức và đoàn thể được tồn tại lâu dài. Điểm đầu tiên quan trọng nhất để xây dựng tính kỷ luật cho tập thể là người lãnh đạo phải giữ kỷ luật trước. Kỷ luật thúc giục con người đi đến con đường thành công.


Phép tắc 34: Coi phục tùng là một đức tính tốt

Một huấn luyện viên điền kinh thường hết lời khuyên bảo các vận động viên là phải cắt tóc ngắn. Ông đưa ra lý do: vấn đề không phải là tóc dài hay ngắn, mà là họ có nghe lời của huấn luyện viên hay không.


Phép tắc 35: Chấp hành, không cần bất cứ lý do gì

Con người luôn là yếu tố quyết định của doanh nghiệp. Mọi vấn đề của doanh nghiệp thực chất đều là vấn đề con người và chỉ có văn hoá mới có thể thay đổi ý thức của con người từ đó thay đổi hành vi. Đa số thất bại của doanh nghiệp là do không xây dựng trên văn hoá chấp hành, làm cho chấp hành trở thành cái cây không có rễ.


Phép tắc 36: Viện cớ là chiếc giường ấm áp của trì hoàn

Đằng sau sự trì hoãn là tính lười biếng. Một thi nhân người Anh từng nói: “Trì hoãn là kẻ cướp thời gian”.


11. Vận dụng triệt để sách lược trí tuệ bất cứ lúc nào

Phép tắc 37: Dục cầm cố tung

Muốn bắt giữ ai đó thì trước tiên cố ý thả lỏng hoặc để họ tự do. Trong giao tiếp, khi muốn thuyết phục ai đó bạn không nên ép buộc ngay lập tức mà để họ tự do suy nghĩ từ đó họ sẽ dễ dàng đồng thuận hơn. Trong kinh doanh, công ty nhượng bộ giá cả trong thời gian đầu để hút khách hàng sau đó xây dựng lòng trung thành và gia tăng lợi nhuận.


Phép tắc 38: Dương đông kích tây

Lấy việc dụ địch làm mục đích, chủ yếu là điều phối kẻ địch và làm họ phân tâm


Phép tắc 39: Tị thực kích hư

Muốn đánh bại kẻ địch để giành chiến thắng thì cần phải tránh nơi mạnh nhất, kiên cố nhất của địch, tấn công vào nơi yếu nhất. Giống như nước phải chảy theo địa thế, dụng binh tác chiến cần phải căn cứ vào tình hình bố trí canh phòng của địch để tìm cách đánh thắng. Trong kinh doanh, công ty nhỏ không cạnh tranh với công ty lớn trong thị trường chính mà chọn vào thị trường ngách hoặc sản phẩm độc đáo.


Phép tắc 40: Ngoài tròn trong vuông

Kẻ mạnh chân chính luôn biết ẩn giấu tài năng của mình. Một người quản lý giỏi giang cũng cần nắm vững nghệ thuật xử sự, quản lý ngoài tròn trong vuông, có cương có nhu. Chịu đựng sự công kích của người khác là vì không có điểm tựa để phát huy năng lực, nhưng đến khi ta phản công thì chỉ cần đánh nhẹ là đã làm cho đối thủ trọng thương. Đây là việc đáng làm của người kinh doanh vả người quản lý giỏi. Giả vờ như không biết, nhưng lại biết rất rõ; giả vờ như không hành động nhưng thực tế là vì không thể hành động hoặc đang chờ thời cơ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn