{tocify} $title = {Nội dung bài viết}
I. Nhìn nhận việc tăng vốn
Khái niệm tăng vốn là quá trình công ty huy động thêm nguồn lực tài chính để phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tương lai.
3 hình thức tăng vốn
- Phát hành cổ phiếu, có thể là cho cổ đông hiện hữu hoặc nhà đầu tư mới
- Vay nợ ngắn hạn từ các tổ chức tài chính
- Phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu sau thời gian nhất định
- Phát hành cổ phiếu, có thể là cho cổ đông hiện hữu hoặc nhà đầu tư mới
- Vay nợ ngắn hạn từ các tổ chức tài chính
- Phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu sau thời gian nhất định
4 lý do để doanh nghiệp tăng vốn
- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới
- Tăng cường năng lực tài chính, giảm tỷ lệ nợ và nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động
- Phục vụ cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Cải thiện cấu trúc tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới
- Tăng cường năng lực tài chính, giảm tỷ lệ nợ và nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động
- Phục vụ cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Cải thiện cấu trúc tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
II. Thực tế quá trình tăng vốn
Xu hướng tăng vốn phát triển những năm gần đây. Trước năm 2022, trái phiếu là kênh huy động ưa chuộng nhất nhờ lãi suất và tính linh hoạt. Tuy nhiên, sau sự cố trái phiếu năm 2022 thị trường trái phiếu đã bị thu hẹp đáng kể. Các doanh nghiệp phải chọn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tìm kiếm các đối tác chiến lược để huy động vốn.
Nhà đầu tư sẽ có những phản ứng trái ngược đối với hình thức tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Trường hợp của Kinh Bắc (KBC) phát hành cổ phiếu riêng lẻ với mức giá thấp hơn giá thị trường nên đã không nhận được sự ủng hộ của cổ đông; ngược lại HPG lại thành công khi phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược với mức giá cao - thể hiện tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Phân tích kỹ hơn giữa việc tăng vốn và quá trình biến động giá cổ phiếu
Với cổ phiếu FPT trong giai đoạn 205-2024 tập đoàn đã tăng vốn từ 4.000 lên 14.000 tỷ, đồng thời cũng duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định từ đó giá cổ phiếu FPT đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn này.
Ngược lại, cổ phiếu AAA vào năm 2020 là 1 ví dụ tăng vốn không hiệu quả. Công ty này tăng vốn đột biến nhưng không duy trì được tỷ suất sinh lời ổn định dẫn tới tình trạng giá cổ phiếu biến động mạnh và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
III. Xu hướng tăng vốn trong 2025-2026
3 Xu hướng chính cho doanh nghiệp tăng vốn:
- Tăng vốn để củng cố nội lực, mức độ cạnh tranh đồng pha với nền kinh tế, chủ đạo là ngành ngân hàng và chứng khoán.
- Gia tăng tiềm lực tài chính, tạo tăng trưởng bền vững, chống suy thoái với các ngành bất động sản, xây dựng, tập đoàn công nghiệp.
- Tăng vốn để thông qua M&A với các ngành công nghệ, công nghiệp, dầu khí, tiêu dùng, dược, nguyên vật liệu.
- Tăng vốn để củng cố nội lực, mức độ cạnh tranh đồng pha với nền kinh tế, chủ đạo là ngành ngân hàng và chứng khoán.
- Gia tăng tiềm lực tài chính, tạo tăng trưởng bền vững, chống suy thoái với các ngành bất động sản, xây dựng, tập đoàn công nghiệp.
- Tăng vốn để thông qua M&A với các ngành công nghệ, công nghiệp, dầu khí, tiêu dùng, dược, nguyên vật liệu.
2 nhóm ngành chính dẫn đầu về nhu cầu tăng vốn:
- Nhóm 1: Các ngân hàng thương mại, với nhu cầu tăng vốn để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chuẩn mực Basel III vệ an toàn vốn.
- Nhóm 2: Các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất có kế hoạch mở rộng quy mô rõ ràng, điển hình như HPG với các dự án nhà máy mới.
- Nhóm 1: Các ngân hàng thương mại, với nhu cầu tăng vốn để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của chuẩn mực Basel III vệ an toàn vốn.
- Nhóm 2: Các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất có kế hoạch mở rộng quy mô rõ ràng, điển hình như HPG với các dự án nhà máy mới.
Điểm đáng chú ý là nhóm ngành Bất động sản khu công nghiệp ít được chú ý trong câu chuyện tăng vốn vì đây là doanh nghiệp có thặng dư vốn lớn vì có thể thu tiền trước của khách hàng do đó ít khi huy động vốn từ cổ đông.
IV. Những rủi ro cần lưu ý
Việc xác định thị trường đang trong chu kỳ nào; tăng hay giảm hoặc đi ngang. Vì trong quá khứ khi thị trường xấu, việc tăng vốn sẽ tạo thêm rủi ro cho nhà đầu tư.
Do đó, khi doanh nghiệp tăng vốn nhà đầu tư cần xác định mục đích tăng vốn là gì; nếu mở rộng kinh doanh, sản xuất trong dài hạn là điều tích cực giúp hạn chế rủi ro. Ngoài ra cần theo dõi chỉ số tài chính ROE để xem hiệu quả sử dụng vốn.
Nhìn lại nhóm bất động sản - đây là nhóm liên tục có sự tăng vốn lớn và nhu cầu cao nhưng thường sẽ không nhận được sự ủng hộ từ nhà đầu tư do hiệu quả sử dụng vốn chưa hiệu quả. Nhóm ngành chứng khoán trong khoảng 2 năm gần đây tăng vốn tích cực nhưng việc tăng vốn nhanh và bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn do đó sẽ làm giảm ROE của doanh nghiệp nếu việc tăng vốn không hiệu quả.
Một kinh nghiệm là khi doanh nghiệp tăng vốn thì hãy nhìn động thái của cổ đông lớn, người nội bộ. Ví dụ công ty muốn tăng vốn nhưng cổ đông nội bộ bán ra cũng là tín hiệu cần xem xét.
V. Lời khuyên cho nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mục đích tăng vốn và cân đối tài chính để xác định nắm giữ khoản đầu tư này trong bao lâu. Bên cạnh đó, cần xem xét lại trong quá khứ doanh nghiệp có đúng cam kết thực hiện như đã đề ra; ban lãnh đạo có tham gia tăng vốn cùng đồng hành với doanh nghiệp hay không. Cuối cùng là theo dõi sát sao xu hướng thị trường để tìm điểm mua phù hợp.
Tags:
Kiến thức