Báo cáo ngành Bán lẻ: Phân tích kế hoạch kinh doanh năm 2023

{tocify} $title = {Nội dung bài viết}

I. Kết quả kinh doanh năm 2022 và các chỉ số chính

II. Kế hoạch kinh doanh năm 2023

Đánh giá năm 2023 sẽ tiếp tục là năm khó khăn cho ngành bán lẻ, khi lạm phát ở mức cao làm suy yếu sức mua và lãi suất cao bào mòn lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều tỏ ra khá thận trọng khi đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 đi ngang hoặc sụt giảm so với kết quả thực hiện trong năm 2022.

1. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG)

Thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận gần như đi ngang với 135.000 tỷ và 4.200 tỷ đồng; kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn. Chuỗi Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 2 chữ số và đạt điểm hòa vốn vào cuối năm. Hiện tại hai chuỗi kỳ vọng nhất là Thế giới di động (TGDĐ) và Điện máy xanh (DMX), với mức độ cạnh tranh và thị trường đang sụt giảm như hiện tại thì chỉ kỳ vọng hai chuỗi này giữ được thị phần đang có cũng là một thành công. Nhiều chuỗi cửa hàng ĐMX và TGDĐ đã trải qua thời kỳ hoàng kim, trang thiết bị nhiều cửa hàng đã xuống cấp, hàng hóa thiếu sự đa dạng và trưng bày cũng kém thu hút. Điều này là một cản trở cho việc tạo doanh số mới trong tương lai trong bối cảnh nhiều nền tảng kinh doanh mới xuất hiện và nhiều mẫu mã cạnh tranh. Năm 2023 có thể tiếp tục là một năm đi ngang về lợi nhuận của MWG và chờ đợi sự phục hồi từ mảng BHX cùng với mục tiêu mở trộng tại thị trường Indo.


2. CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Retail (FRT)

Trình cổ đông mục tiêu doanh thu 34.000 tỷ đồng, tăng 13% yoy; lãi trước thuế 240 tỷ đồng, giảm 51% yoy. FRT sẽ bổ sung một số ngành nghề như bán mô tô, xe máy, phụ tùng, bảo dưỡng, bán lẻ xe đạp, sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân ... Mục tiêu là mở rộng thêm ngành nghè kinh doanh tận dụng lợi thế mặt bằng. Chuỗi nhà thuốc Long Châu vẫn tăng trưởng ổn định và hiện đang trở thành chuỗi nhà thuốc có thị phần lớn nhất VN hiện tại. Các chuỗi Pharmacity hay An Khang sẽ mất khá nhiều chi phí để cạnh tranh lấy thị phần từ Long Châu trong thời gian tới.

3. CTCP Thế Giới Số (DGW)

Trình kế hoạch 2023 với doanh thu 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 400 tỷ đồng; lần lượt giảm 9% và 42% so với năm trước. Kế hoạch cũng giảm so với con số trước đó HĐQT đưa ra từ Nghị quyết tháng 2. Ngoài ra, DGW đang hướng tới thị trường phân phối Dược phẩm kỳ vọng trở thành một trong những nhà phân phối lớn trong thị trường vài năm tới.

4. Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET)

Đưa ra quan điểm kế hoạch với doanh thu 18.000 tỷ đồng, tăng 3% yoy và lợi nhuận sau thuế dự kiến 240 tỷ đồng tăng 43% so với 2022.

5. CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Đặt mục tiêu doanh thu gần 35.598 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.937 tỷ đồng; tăng lần lượt 5% và 7% so với năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2023, PNJ đạt LNST 556 tỷ đồng; tăng 6,4% so với mức lợi nhuận kỷ lục cùng kỳ năm trước. Trong các phân nhóm công ty bán lẻ thì PNJ là phân khúc hàng xa xỉ và vẫn có sự tăng trưởng ấn trượng và khá ổn định so với nhiều công ty còn lại. Một phần do đặc tính thị trường Việt Nam yêu thích nữ trang và một yếu tố khác là không có nhiều công ty chế tác nữ trang có mẫu mã cạnh tranh như PNJ trên thị trường.

III. Đánh giá thông tin hỗ trợ giảm thuế VAT

Vừa qua có thông tin về việc xem xét tiếp tục chính sách giảm 2% thuế GTGT năm 2023. Thời gian thực hiện dự kiến 1/7 đến hết ngày 31/12/2023. Việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể ảnh hưởng đến ngành bán lẻ cả tích cực và tiêu cực; tùy thuộc doanh nghiệp có tận dụng được lợi thế này.

1. Tích cực

  • Giảm chi phí: Thuế VAT có thể giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp bán lẻ, từ đó tăng lợi nhuận và cạnh tranh với các đối thủ khác. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa bù lại thuế thậm chí có thể điều chỉnh giá cả theo hướng cạnh tranh hơn.
  • Tăng sức mua của khách hàng: Giảm thuế VAT cũng có thể làm tăng sức mua của khách hàng, giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho các doanh nghiệp bán lẻ.
  • Tạo thuận lợi cho tiêu dùng: Giảm thuế VAT có thể làm cho các sản phẩm ngành bán lẻ trở nên rẻ hơn; giúp khách hàng tiêu dùng nhiều sản phầm hơn.

2. Tiêu cực

  • Khó tận dụng: Nếu các doanh nghiệp bán lẻ không có khả năng tận dụng lợi thế thuế VAT thì sẽ không hưởng lợi được.
  • Tác động đếnn giá bán lẻ: Nếu giá bán lẻ không giảm tương đương với việc giảm thuế, thì sẽ có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ và gây khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, mặt bằng kinh tế chung không cải thiện thì khó thúc đẩy tiêu dùng trở lại.
  • Tác động ngân sách quốc gia: Nếu thu nhập từ thuế VAT giảm; ngân sách quốc gia cũng sẽ bị ảnh hưởng và chính phủ có thể tìm cách bù đắp bằng cách tăng thuế và giảm các dịch vụ công cộng.
Stoxbox

2 Nhận xét

  1. "Giảm chi phí: Thuế VAT có thể giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp bán lẻ, từ đó tăng lợi nhuận và cạnh tranh với các đối thủ khác" Tác giả cần hiểu rõ VAT là thuế gián thu.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn nhé! Câu trên mình viết theo ý là việc nhà bán lẻ nhập hàng hóa, mà hàng hóa đó được giảm VAT nên giá vốn cho nhà bán lẻ được giảm xuống.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn